top of page

Bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền

Bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền là gì? Chắc hẳn rất nhiều bạn đang còn chưa biết đây là gì, hay bệnh án y học cổ truyền có khác gì so với những bệnh án chữa bệnh bằng phương pháp Tây y. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những cuốn bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền xem chúng có gì khác biệt nhé!

Xem thêm: http://soha.vn/dau-than-kinh-toa-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-hieu-qua-20181023103046893.htm

Bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền là gì?

Thực chất bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền cũng tương tự như những bệnh án thông thường. Đây là một văn bản được các cán bộ nhân viên y tế lập khi người bệnh tiến hành khám và điều trị bệnh. Trong hồ sơ bệnh án thông thường sẽ được ghi về hành chánh, lý do vào viện, tiền sử, kết quả khám lâm sàng… và cuối bệnh án sẽ có một phần tổng kết các phương pháp chẩn đoán , điều trị của bác sĩ khi bệnh nhân ra viện

Bệnh nhân mắc phải căn bệnh đau thần kinh tọa khi vào viện sẽ được gi chép đầy đủ tất cả các thông tin, quá trình khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền của bản thân ngay từ ngày đầu cho đến khi ra viện, việc này sẽ giúp các bác sĩ có thể giám sát chặt chẽ phương pháp điều trị, cũng như dùng để làm chứng cứ nếu như chẳng may có việc đáng tiếc có thể xảy ra

Tác dụng của bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền

Không phải ngẫu nhiên mà các ban khi tiến hành khám và điều trị bệnh đều được bệnh viện hoặc phòng khám cung cấp một cuốn sổ bệnh án. Những cuốn bệnh án sẽ được lưu giữ lại và mang lại rất nhiều những tác dụng như:

Phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh

Làm tài liệu cho quá trình nghiên cứu khoa học, làm cơ sở để tìm và phát triển ra một phương pháp điều trị bệnh mới

Giữ một vai trò quan trọng về mặt hành chánh và pháp lý, chẳng may trong trường hợp người bệnh có thể tử vong hoặc xảy ra trường hợp xấu thì bệnh án được xem như là một tài liệu có cơ sở để kết luận về pháp y

Mẫu bệnh án đau thần kinh tọa y học cổ truyền

I.PHẦN HÀNH CHÍNH

Họ và tên: Lê Minh Tuyền

Giới: Nam

Tuổi: 43

Địa chỉ: Ngõ 12/34/182 Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng

Ngày giờ vào viện: ngày 14/09/2018

Lí do vào viện: Đau nhức vùng thắt lưng sau đấy lan xuống dưới vùng mông và chân

II.BỆNH SỬ

1.Quá trình bệnh lý:

Bệnh bắt đầu có biểu hiện cách thời điểm người bệnh tiến hành đi khám khoảng 1 tháng. Những cơn đau thắt lưng bắt đầu xuất hiện khi người bệnh ngồi làm việc trong một khoảng thời gian dài, sau đấy những cơn đau, tê nhức bắt đầu lan tỏa xuống vùng mông và bắp chân khiến bệnh nhân không thể làm việc một cách bình thường được. Ngày 14/09/2018 bệnh nhân tiến hành khám và điều trị bệnh tại bệnh viện

Thăm khám khi vào viện:

Mạch: 84 lần/phút

Nhiệt: 37C

Tần số thở: 18 lần/phút

Huyết áp 120/80 mmHg

Tổng trạng trung bình, tỉnh táo, tiếp xúc tốt

Đau vùng cột sống thắt lưng, ấn đau cạnh cột sống thắt lưng, đau lan xuống mông và mặt ngoài đùi trái. Không có rối loạn cảm giác ở chân trái. Không đi bằng gót được.

Nhịp tim đều, T1, T2 nghe rõ

Không ho không khó thể

Bụng mềm, gan lách không sờ thấy ( không có biểu hiện bất thường về bệnh gan)

Tiểu bình thường, hai thận không sờ thấy và hoàn toàn bình thường

Các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý

2.Tiền sử:

-Bản thân:

Đau mới xuất hiện hiện tượng đau vùng thắt lưng

Không mắc bệnh lao, hoặc các bệnh lý cột sống khác

Trước đây không có bất kỳ chấn thương nào liên quan đến cột sống

-Gia đình: Không ai mắc bệnh liên quan

PHẦN THĂM KHÁM TÂY Y

I.Thăm khám tổng quát:

Tổng trạng trung bình

Tỉnh táo, tiếp xúc tốt

Mặt hồng hào, kết mạc mắt hồng

Không phù, không xuất huyết dưới da

Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy

Mạch: 84 lần/phút

Nhiệt: 370C

Tần số thở: 18 lần/phút

Huyết áp 120/80 mmHg

II.Thăm khám cơ quan:

1.Tim mạch:

Nhịp tim đều, tần số 84 lần/phút

T1, T2 nghe rõ, không nghe tiếng tim bệnh lý

2.Hô hấp:

Lồng ngực bình thường

Không ho, không khó thở, nhịp thở 18 lần/phút

Không nghe ran

3.Tiêu hóa:

Bụng mềm, không chướng, không có u cục

Đại tiện bình thường, gan lách không sờ thấy

4.Thận-tiết niệu:

Tiểu bình thường, không tiểu buốt, tiểu rát

Nước tiểu trong, số lượng bình thường

Hai thận không sờ thấy

5.Thần kinh:

Không có dấu thần kinh khu trú

Lasegue trái 700, Neri (+), Bonnet (-), thống điểm Valex trái (+)

Không đi bằng gót được

Không có rối loạn cảm giác chân trái

Phản xạ gân xương bánh chè và gân gót hai bên bình thường

6.Cơ xương khớp:

Không có biến dạng cột sống, đường cong sinh lý bình thường,

Không có tư thế chống đau.

Không có teo cơ vùng mông, chân bên trái

Ấn đau vùng cột sống thắt lưng trái từ L3-L5

7.Tai mũi họng:

Không đau tai, không nhức đầu

Chưa phát hiện bệnh lý tai mũi họng

8.Các cơ quan khác:

Chưa phát hiện bệnh lý

9.Cận lâm sàng

X-quang cột sống thắt lưng: ngày 21/04/2009

Gai cột sống thắt lưng L3-L5

III.Tóm tắt biện luận chẩn đoán:

Bệnh nhân nam 52 tuổi, vào viện vì đau thắt lưng tría lan xuống chân trái, qua hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng em rút ra các dấu chứng và hội chứng sau:

Hội chứng đau thần kinh tọa trái:

Đau thắt lưng bên trái lan xuống mông và mặt bên đùi trái

Đau âm ỉ, đau tăng khi ngồi nhiều, khi đi lại nhiều, khi khuân vác đồ, nằm thì đỡ đau, đau cũng tăng về đêm, khi trời lạnh, đau tăng khi hắt hơi, đau kiều châm chích.

Ấn đau vùng cột sống thắt lưng trái từ L3-L5

Lasegue trái (+) 700, Neri (+), thống điểm Valex trái (+)

Không đi bằng gót được

Phản xạ gân xương bánh chè và gân gót hai bên bình thường

Dấu hiệu âm tính:

Không có rối loạn cảm giác chân trái

Không có biến dạng cột sống, đường cong sinh lý bình thường,

Không có tư thế chống đau.

Không có teo cơ vùng mông, chân bên trái

IV.Điều trị

PHÁP ĐIỀU TRỊ:

Khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, bổ can thận cường gân cốt

CHÂM CỨU

Thông huyệt: Túc lâm khấp (Đ.41), Ủy trung (Bq.40)

Hoa Đà giáp tích vùng thắt lưng trái L4-L5

Thông kinh hoạt lạc kinh Đởm và Bàng quang: Hoàn khiêu (Đ.30), Phong thị (Đ.31), Dương lăng tuyền (Đ.34), Huyền Chung (Đ.39), Trật Biên (Bq.54), Thận Du (Bq.23), Khí hải du, Đại Trường Du (Bq.25), Côn lôn (Bq.60).

Mệnh môn, Đại chùy (Đốc.14)

Âm lăng tuyền (Ty.9), Túc tam lý (Vi.36)

Thủy châm B12 huyệt Hoa đà giáp tích hoặc a thị huyệt

THUỐC

Có thể dùng bài Độc hoạt tang ký sinh gia giảm (Thiên Kim Phương):

Độc hoạt 12g (Khu phong thấp) Tang ký sinh 12g (Khu phong thấp, bổ can thận, cường gân cốt) Tần giao 10g (Khu phong thấp) Phòng phong 12g (Khu phong)

Tế tân 06g (Tán hàn) Quế chi 06g (Tán hàn)

Thục địa 12g (Bổ âm bổ huyết) Bạch thược 12g (Bổ can âm) Đương quy 12g (Hoạt huyết, bổ huyết) Xuyên khung 10g (Hoạt huyết)

Trần bì 06g (Hành khí)

Đẳng sâm 12g (Bổ khí) Phục linh 10g (Lợi thấp) Chích thảo 06g (Điều hòa vị thuốc) Đại táo 12g (Bổ trung ích khí, dưỡng huyết)

Đỗ trọng 12g (Bổ thận, cường gân cốt) Ngưu tất 12g (Hoạt huyết, bổ can thận, cường gân cốt)

• Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc thông tý là chủ dược.

• Tần giao, Phòng phong khu phong.

• Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa, Tang kí sinh bổ ích can thận, cường cân tráng cốt.

• Thục địa, Xuyên khung, Đương qui, Thược dược bổ huyết, hoạt huyết.

• Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Đại táo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp.

3. Xoa bóp bấm huyệt:

Day dọc từ thắt lưng tới mặt sau cẳng chân 3 lần

Lăn từ thắt lưng tới mặt sau cẳng chân 3 lần

Bóp từ thắt lưng tới mặt sau cẳng chân 3 lần

Bấm huyệt giáp tích nơi đau, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Trạch biên, Phong thị, Dương lăng tuyền, Ủy trung.

Liệu trình: 1-2 tuần, ngày 1 lần, 1 lần 20 phút

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

 
 
 

Recent Posts

See All

Commenti


bottom of page